Đề án 146 đặt mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam sẽ đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với quan điểm:
1. Nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số.
2. Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.
3. Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đề án 146 đặt ra mục tiêu chung “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.”
Trong đó, đề án 146 đặt mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam sẽ đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Việc triển khai bồi dưỡng cho 100 chuyên gia Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức định kỳ hàng năm, bắt đầu từ năm 2020.
Đó vừa là nội dung rất quan trọng trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, vừa là xu hướng tất yếu, khách quan đối với mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030." của Chính phủ.
Về đào tạo đội ngũ, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước đến cấp xã, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Trong năm 2022, với mục tiêu “Hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở liên kết 1.000 chuyên gia chuyển đổi số với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ số để gắn kết sức mạnh tri thức, thúc đẩy chuyển đổi số.” Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức thành công 02 Hội nghị tập huấn, đào tạo cho 100 chuyên gia về Chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Giang với mục tiêu:
Tuy nhiên để thực hiện tốt nhiệm vụ, các đơn văng cường hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu công nghệ số, kỹ năng số, kinh tế số và xã hội số; khuyến khích các cơ sở giáo dục của Việt Nam xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng số có uy tín trên thế giới.
Từ các kết quả đã đạt được trong thực tiễn là nền tảng để trong thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động của mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước để gắn kết sức mạnh tri thức, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Theo https://dx.gov.vn/to-chuc-boi-duong-chuyen-gia-ve-chinh-phu-dien-tu-huong-toi-chinh-phu-so-1703652080357.htm